Dịch vụ bảo trì sửa chữa hệ thống báo cháy chữa cháy
Sơn chống cháy công nghệ Đức UTC

BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÁO CHÁY

bao-duong-he-thong-bao-chay

Đơn vị, Cơ quan của bạn đang tìm hiểu về Bảo dưỡng hệ thống báo cháy nhưng không biết bắt đầu từ đâu vậy thì cách đơn giản nhất là tìm kiếm một đơn vị có chuyên môn để thực hiện công việc đó thay bạn.

Tuy nhiên, việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải do các đơn vị, tổ chức có chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện. Những người thực hiện việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp.

Tuy nhiên với tiêu chí: Tiết kiệm – Uy tín – An toàn – Nhiệt tình.

Sau đây, Công Nghệ UTC nói sơ về lợi ích của việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị báo cháy cũng như tác hại của việc không bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy đúng cách.

  • Vì sao phải bảo dưỡng hệ thống báo cháy?
  • Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng hệ thống báo cháy.
  • Tác hại của việc bảo dưỡng thiết bị báo cháy không đúng cách hoặc không được bảo dưỡng.
  • Lưu ý cần biết khi vệ sinh thiết bị cho hệ thống báo cháy.

1. Vì sao phải bảo dưỡng hệ thống báo cháy?

Bạn hãy hình dung một văn phòng lâu ngày không được vệ sinh sẽ như thế nào? Chắc chắn là văn phòng đó sẽ đóng bụi bẩn, kèm theo là vài con dán, chuột, thằn lằn chưa kể  mạng nhện thì hệ thống báo cháy cũng như vậy.

Thiết bị báo cháy lâu ngày sẽ bị sét, mục, chập dây dễ gây ra tình trạng báo cháy giả, hoặc khi gặp sự cố ngoài ý muốn thì thiết bị không hoạt động.

he-thong-bao-chay-bui-ban

2. Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng hệ thống báo cháy.

Với tình hình khí hậu ngày càng nóng lên thì tình trạng cháy nổ xảy ra nhiều, khó kiểm soát. Chỉ cần chúng ta sơ xuất thì một bình gas có thể phá vỡ một bức tường, một tàn thuốc có thể thiêu rụi một bãi xe,… gây thiệt hại lớn về tài sản và con người. 

Như vậy, nếu thiết bị báo cháy bị bụi bẩn, mạng nhện bám vào khiến chúng không thể kích hoạt báo cháy khi có sự cố ngoài ý muốn thì các chức năng chữa cháy sẽ không hoạt động đúng cách.

kiem-tra-he-thong-bao-chay-pccc

3. Tác hại của việc bảo dưỡng thiết bị báo cháy không đúng cách hoặc không được bảo dưỡng.

  • Kiểm tra, vệ sinh cho qua loa, hoặc để đối phó với cấp trên, CA… việc này rất nghiệm trọng nếu dây tín hiệu bị rò rĩ, nút nhấn báo cháy bị bụi đóng nên không nhấn được gây ra tình trạng không kích hoạt được hệ thống báo cháy. 
  • Tủ trung tâm báo cháy không được vệ sinh, kiểm tra thường xuyên bạn không thể biết được các lỗi như:
    • Mất kết nối với thiết bị
    • Khai báo sai loại thiết bị
    • Lắp thiết bị mới nhưng chưa khai báo trên tủ
    • Trùng địa chỉ
    • Thiếu điện trở, đứt dây, chạm mạch
    • v.v..
  • Thiết bị đầu báo cháy nếu gắn trực tiếp trên trần nhà, tôn tiếp xúc trực tiếp nắng nóng… lâu ngày sẽ bị mục đế dẫn đến hở mạch, làm thiết bị đầu báo không kết nối về tủ trung tâm.

Tu-trung-tam-bao-chay

4. Lưu ý cần biết khi vệ sinh thiết bị cho hệ thống báo cháy.

  • Kiểm tra kỹ đã ngắt kết nối các thiết bị chuẩn bị vệ sinh chưa
  • Tháo thiết bị từ từ, vệ sinh từng chi tiết để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt
  • Sau khi lắp thiết bị về chổ cũ kiểm tra thiết bị đã hoạt động được chưa, nếu chưa kiểm tra lại
  • Đảm bảo các thiết bị đã được kết nối với tủ trung tâm